Chùa là gì? (Phần 2)
Trong phần 1 tôi đã nói về nguồn gốc của từ CHÙA ở cả VN lẫn TQ. Phần này tôi nói tiếp về câu trả lời của tôi cho câu hỏi: "Đi chùa để làm gì?".
Nếu các bạn đã biết. Gốc rễ cơ bản nhất của Chùa, là nơi ở của Sư, Ni. Nơi những người tu hành ở và tu tập theo đạo Phật. Thì hẳn các bạn cũng đã biết, nơi ở của mình ở đâu. Là ở chính nhà mình. Các bạn ở nhà của các bạn. Sư ở nhà của Sư, và nhà của Sư là Chùa.
Vậy với câu hỏi của tôi: "Đi chùa để làm gì?" Thì chắc dễ trả lời nhỉ? Chắc chúng ta đi chùa để đến thăm nhà Sư? Và nhà Sư cũng sẽ thỉnh thoảng đến thăm nhà chúng ta? Rất tiếc là không, thế mới hay chứ. Hoặc một số vô cùng hãn hữu trong trường hợp này.
Chúng ta đi chùa để thành Sư? Cũng không nốt. Và cũng một số cực ít trong trường hợp này.
Chúng ta đi chùa không để thăm Sư. Cũng không để thành Sư. Vậy đi chùa để làm gì?
Ah, ta vãn cảnh chùa. Đó là một lý do thích đáng và rất lành mạnh. Cảnh chùa có gì hay?
Cảnh chùa yên tĩnh? Cảnh chùa nhiều cây cối? Cảnh chùa có tiếng chuông, mõ? Cảnh chùa có nhiều tiếng chim hót? Cảnh chùa có bóng áo nâu của Sư, Ni? Cảnh chùa có gì hay?
Đa số người đi chùa đến chùa vào ngày rằm, mùng một. Những ngày này, cảnh chùa đâu có chút nào là cảnh chùa trong những câu hỏi của tôi. Câu trả lời các bạn tự trả lời nhé.
Với câu trả lời của tôi, lên chùa chỉ có một việc duy nhất quan trọng. Đó là "cúng dường", hay còn gọi là "bố thí". Những tăng nhân tu tập sống sót được trong cuộc đời vật chất, là nhờ của bố thí của thiên hạ. Ta gọi họ xếch mé là ăn mày cũng chẳng sai. Họ chẳng phiền. Phật cũng đã từng nói, pháp bố thí là pháp cao nhất. Thể hiện cho sự buông bỏ. Muốn tới sự buông bỏ cao nhất, ta phải thực hành từ những sự buông bỏ bé nhất.
Khi ta bố thí cho Sư. Sư cũng bố thí lại cho ta tình thương, từ bi. Đó là một sự trao đổi kỳ diệu vẫn diễn ra hàng nghìn năm nay. Không có ai nợ nần gì ai hết. Sự trao đổi vật chất lấy tinh thần này diễn ra luôn luôn trong các nơi tu tập tâm linh. Chúng ta đi làm kiếm tiền quy đổi ra vật chất. Người tu hành tu tập quy đổi ra tình thương yêu, lòng từ bi. Và hai nhóm người này trao đổi sản phẩm cho nhau. Và vì thế họ đều ổn.
Nếu không có người cúng dường. Sư có sao không?
Các bạn hẳn đã biết, đức Phật sau khi nhận cúng dường nấm độc, cũng đã ngộ độc mà lên cõi Niết bàn.
Xá lợi tử cũng lên cõi Niết bàn với bệnh tả trong người.
Dù rằng nếu hiểu theo một góc độ khác, nghiệp của hai người này tới lúc đó là hết. Họ biết trước. Nhưng họ không hề tránh né.
Không có người cúng dường. Sư không thể tồn tại. Đó là tôi nói về tăng nhân cách đây hơn hai nghìn năm. Giáo pháp của Phật khi đó Sư không làm gì hết, chỉ khất thực và tu hành. Họ phải xin ăn từng nhà, từng nhà, từng thành phố, từng thành phố, ngày qua ngày y và bát ( quần áo và bát đựng). Họ bị từ chối, chửi mắng, đánh đập, thậm chí bị giết. Và họ cũng chết đói. Một nhóm vài người đi với nhau, họ chia sẻ đồ ăn cho nhau khi người nào đó không xin được đồ ăn.
Khi được cúng dường cho một khu vườn để tu hành. Họ chỉ nhận để tu hành, không nhận quyền sở hữu. Người cúng dường phải tự lo chăm cây tỉa cối. Họ không làm vì nếu cắt cây, nhổ cỏ, cũng là sát sinh.
Từ thế kỷ thứ 3, ở VN Phật giáo đã áp dụng nguyên tắc: "Bất tác Bất thực". Nghĩa là không làm thì không có ăn. Khởi xướng do Thiền sư Bách Trượng, và áp dung do Thiền sư Vô Thông Ngôn. Khởi đầu cho việc các tăng nhân làm việc để có cái ăn hàng ngày. Tất nhiên vẫn có những trường phái Khất thực. Hoặc có những Pháp giới phạt những nhà Sư có lỗi đi Khất thực. Nhưng đó chỉ là sự rẽ nhánh về sau, và chỉ là rẽ nhánh ở VN. Trên toàn thế giới, các rẽ nhánh đã không thể đếm và kiểm soát nổi.
Một cách giải thích khác nữa, là lên Chùa cầu bình an. Đó cũng chỉ là sự trao đổi như tôi nói ở trên. Bình an ở đâu ra. Bình an có đong đếm được không? Bình an chính là thứ bạn nhận được khi bạn lên Chùa, dù bạn có cúng dường hay không.
Vậy mọi người lên Chùa cầu tài, cầu lộc, cầu tự, cầu danh, cầu đủ thứ hầm bà lằng. Mọi người cầu, và mọi người "nhét tiền tay Phật". Thử hỏi các bạn sẽ nhận được gì? Đã bao giờ ai tự hỏi bản thân chưa?
Các bạn hãy nhìn lên hình trên nhé. Đó là chiếc lá trên cây bồ đề. Chính là cây mà Phật ngồi tọa thiền và đắc đạo. Phật ngồi dưới cây bồ đề đó. Những lá non đang đâm chồi, trên một thân cây già cỗi, khẳng khiu và xơ xác.
Ảnh do bạn tôi chụp.
Nếu các bạn đã biết. Gốc rễ cơ bản nhất của Chùa, là nơi ở của Sư, Ni. Nơi những người tu hành ở và tu tập theo đạo Phật. Thì hẳn các bạn cũng đã biết, nơi ở của mình ở đâu. Là ở chính nhà mình. Các bạn ở nhà của các bạn. Sư ở nhà của Sư, và nhà của Sư là Chùa.
Vậy với câu hỏi của tôi: "Đi chùa để làm gì?" Thì chắc dễ trả lời nhỉ? Chắc chúng ta đi chùa để đến thăm nhà Sư? Và nhà Sư cũng sẽ thỉnh thoảng đến thăm nhà chúng ta? Rất tiếc là không, thế mới hay chứ. Hoặc một số vô cùng hãn hữu trong trường hợp này.
Chúng ta đi chùa để thành Sư? Cũng không nốt. Và cũng một số cực ít trong trường hợp này.
Chúng ta đi chùa không để thăm Sư. Cũng không để thành Sư. Vậy đi chùa để làm gì?
Ah, ta vãn cảnh chùa. Đó là một lý do thích đáng và rất lành mạnh. Cảnh chùa có gì hay?
Cảnh chùa yên tĩnh? Cảnh chùa nhiều cây cối? Cảnh chùa có tiếng chuông, mõ? Cảnh chùa có nhiều tiếng chim hót? Cảnh chùa có bóng áo nâu của Sư, Ni? Cảnh chùa có gì hay?
Đa số người đi chùa đến chùa vào ngày rằm, mùng một. Những ngày này, cảnh chùa đâu có chút nào là cảnh chùa trong những câu hỏi của tôi. Câu trả lời các bạn tự trả lời nhé.
Với câu trả lời của tôi, lên chùa chỉ có một việc duy nhất quan trọng. Đó là "cúng dường", hay còn gọi là "bố thí". Những tăng nhân tu tập sống sót được trong cuộc đời vật chất, là nhờ của bố thí của thiên hạ. Ta gọi họ xếch mé là ăn mày cũng chẳng sai. Họ chẳng phiền. Phật cũng đã từng nói, pháp bố thí là pháp cao nhất. Thể hiện cho sự buông bỏ. Muốn tới sự buông bỏ cao nhất, ta phải thực hành từ những sự buông bỏ bé nhất.
Khi ta bố thí cho Sư. Sư cũng bố thí lại cho ta tình thương, từ bi. Đó là một sự trao đổi kỳ diệu vẫn diễn ra hàng nghìn năm nay. Không có ai nợ nần gì ai hết. Sự trao đổi vật chất lấy tinh thần này diễn ra luôn luôn trong các nơi tu tập tâm linh. Chúng ta đi làm kiếm tiền quy đổi ra vật chất. Người tu hành tu tập quy đổi ra tình thương yêu, lòng từ bi. Và hai nhóm người này trao đổi sản phẩm cho nhau. Và vì thế họ đều ổn.
Nếu không có người cúng dường. Sư có sao không?
Các bạn hẳn đã biết, đức Phật sau khi nhận cúng dường nấm độc, cũng đã ngộ độc mà lên cõi Niết bàn.
Xá lợi tử cũng lên cõi Niết bàn với bệnh tả trong người.
Dù rằng nếu hiểu theo một góc độ khác, nghiệp của hai người này tới lúc đó là hết. Họ biết trước. Nhưng họ không hề tránh né.
Không có người cúng dường. Sư không thể tồn tại. Đó là tôi nói về tăng nhân cách đây hơn hai nghìn năm. Giáo pháp của Phật khi đó Sư không làm gì hết, chỉ khất thực và tu hành. Họ phải xin ăn từng nhà, từng nhà, từng thành phố, từng thành phố, ngày qua ngày y và bát ( quần áo và bát đựng). Họ bị từ chối, chửi mắng, đánh đập, thậm chí bị giết. Và họ cũng chết đói. Một nhóm vài người đi với nhau, họ chia sẻ đồ ăn cho nhau khi người nào đó không xin được đồ ăn.
Khi được cúng dường cho một khu vườn để tu hành. Họ chỉ nhận để tu hành, không nhận quyền sở hữu. Người cúng dường phải tự lo chăm cây tỉa cối. Họ không làm vì nếu cắt cây, nhổ cỏ, cũng là sát sinh.
Từ thế kỷ thứ 3, ở VN Phật giáo đã áp dụng nguyên tắc: "Bất tác Bất thực". Nghĩa là không làm thì không có ăn. Khởi xướng do Thiền sư Bách Trượng, và áp dung do Thiền sư Vô Thông Ngôn. Khởi đầu cho việc các tăng nhân làm việc để có cái ăn hàng ngày. Tất nhiên vẫn có những trường phái Khất thực. Hoặc có những Pháp giới phạt những nhà Sư có lỗi đi Khất thực. Nhưng đó chỉ là sự rẽ nhánh về sau, và chỉ là rẽ nhánh ở VN. Trên toàn thế giới, các rẽ nhánh đã không thể đếm và kiểm soát nổi.
Một cách giải thích khác nữa, là lên Chùa cầu bình an. Đó cũng chỉ là sự trao đổi như tôi nói ở trên. Bình an ở đâu ra. Bình an có đong đếm được không? Bình an chính là thứ bạn nhận được khi bạn lên Chùa, dù bạn có cúng dường hay không.
Vậy mọi người lên Chùa cầu tài, cầu lộc, cầu tự, cầu danh, cầu đủ thứ hầm bà lằng. Mọi người cầu, và mọi người "nhét tiền tay Phật". Thử hỏi các bạn sẽ nhận được gì? Đã bao giờ ai tự hỏi bản thân chưa?
Các bạn hãy nhìn lên hình trên nhé. Đó là chiếc lá trên cây bồ đề. Chính là cây mà Phật ngồi tọa thiền và đắc đạo. Phật ngồi dưới cây bồ đề đó. Những lá non đang đâm chồi, trên một thân cây già cỗi, khẳng khiu và xơ xác.
Ảnh do bạn tôi chụp.
Minh Không
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét